Covid 19 ảnh hưởng đến bất động sản như thế nào?

Bất động sản vốn là một ngành đầy mạo hiểm và dễ thất bại, nhất là trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, để có thể tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp bất động sản phải luôn nghiêm túc và có sự tính toán kỹ lưỡng trong từng bước đi. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít những doanh nghiệp có kiểu làm việc chộp giật, không uy tín. Vậy họ có thể sống sót qua thời kỳ đầy khó khăn này hay không?

Lợi ích từ ngành kinh doanh bất động sản

Với những ai từng tìm hiểu về bất động sản chắc hẳn cũng biết rằng đây là một ngành nghề hái ra tiền, thu về rất nhiều khoản lợi nhuận lớn. Đặc biệt là vào thời điểm từ năm 2011 đến năm 2013 khi mà thị trường bất động sản không còn bị “đóng băng” và đang dần dần phục hồi theo đúng quỹ đạo.

Kinh doanh bất động sản không chỉ mang đến lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy phát triển xã hội

Lúc đó, các nhà đầu tư, môi giới sau khi đã trải qua một thời kỳ khó khăn, gian nan đã trở nên trưởng thành hơn cũng như phát triển mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, những khách hàng đến với họ đều nhận được những sản phẩm tốt, chất lượng.

Chính điều này đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tạo điều kiện để nhiều chủ đầu tư ngoài nước tham gia và đầu tư mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam. Nền kinh tế của nước ta cũng vì thế mà tăng trưởng tốt hơn và ngày càng lớn mạnh.


Bất động sản phát triển mạnh mẽ có tác dụng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Những góc khuất trong ngành bất động sản ít ai biết

Bên cạnh những mặt lợi từ việc kinh doanh bất động sản, vẫn có không ít những mặt hại mà nhiều người trong chúng ta có thể vẫn chưa biết. Đó chính là sự rủi ro, thất bại từ lĩnh vực này. Vậy đối tượng nào sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất? Nhà môi giới hay khách hàng?


Những rủi ro có thể xảy đến khi kinh doanh bất động sản sai cách

Câu trả lời là cả hai. Các doanh nghiệp phải nhận lấy những thất bại trong quá trình kinh doanh bất động sản thường tới từ rất nhiều phía. Nhưng trong số đó là do cách làm việc không hiệu quả và quá hời hợt từ chính doanh nghiệp. Việc chỉ thấy những lợi nhuận trước mắt mà không suy xét tới những vấn đề về sau khiến họ đi sai bước.

Không chỉ thế, họ còn đẩy hết mọi rủi ro, khó khăn có thể xảy ra tới cho những khách hàng của họ. Từ đó, các khách hàng sẽ bị lao đao và dần mất lòng tin với doanh nghiệp còn bản thân các doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững lâu dài, đặc biệt là khi tình hình bất động sản đang không ổn định như hiện nay.

Chỉ cần tính toán và thực hiện sai cách, bạn không chỉ mất đi khách hàng mà còn khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn

Nhà nước đã làm gì để ngăn chặn tình hình này?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đổ nợ, phá sản của các doanh nghiệp bất động sản như tập trung nhiều vào căn hộ, biệt thự cao cấp thay vì quan tâm đến những sản phẩm phù hợp với khách hàng, chạy đua các dự án trong thời điểm các thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, tạo ra nhiều giá ảo, những dự án không có thật…

Cần có sự chọn lọc thích hợp với từng dạng khách hàng để tránh tạo ra những giá ảo, dự án không có thật

Cũng vì thế mà nhiều tình trạng lừa đảo xuất hiện tràn lan (vụ Alibaba…) và cho đến nay chưa hoàn toàn được giải quyết triệt để. Cho nên, trước tình hình này, phía Nhà nước phải có những chủ trương cụ thể và phải đảm bảo được sự chặt chẽ trong quản lý, thực hiện các thủ tục…

Có thể thấy kinh doanh bất động sản vẫn còn tồn đọng nhiều vướng mắc và khó khăn. Và trên hết là kiểu cách làm việc không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp. Vì lẽ đó như một điều tất yếu họ sẽ khó lòng tồn tại lâu dài trong thị trường khó khăn như lúc này. Hãy để chúng tôi mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích khác trong những bài viết tiếp theo, thường xuyên cập nhật để không bỏ lỡ những thông tin mà bạn yêu thích nhé.